Tranh theu chu thap phượng hoàng còn là biểu tượng của đức hạnh và vẻ duyên dáng, thanh nhã, cũng biểu thị cho sự hòa hợp âm dương.
Theo truyền thuyết, chim phượng hoàng xuất hiện trong thời kỳ hòa bình và thịnh vượng. Tại Trung Hoa thời cổ đại, có thể tìm thấy hình ảnh của phượng hoàng trong các trang trí của đám cưới hay của hoàng tộc cùng với con rồng. Điều này là do người Trung Quốc coi rồng và phượng (hoàng) là biểu tượng cho quan hệ hạnh phúc giữa chồng và vợ, một kiểu ẩn dụ khác của âm và dương.
Chim phượng hoàng thường được mô tả có đầu gà, hàm én, cổ rắn, lưng rùa, đuôi cá với năm màu và cao sáu thước. Nó tượng trưng cho sáu vật chất mà ngày nay có thể hiểu nôm na như sau: đầu là bầu trời, mắt là Mặt trời, lưng là Mặt trăng, cánh là gió, chân là đất và đuôi là các hành tinh. Lông của nó đại diện cho màu sắc của ngũ hành (đen, trắng, đỏ, xanh và vàng).
Tranh thêu chữ thập phượng hoàng là biểu tượng của đức hạnh và vẻ duyên dáng, thanh nhã, cũng biểu thị cho sự hòa hợp âm dương.
Nếu muốn đặt một bức tranh thêu chữ thập phượng hoàng, hãy đặt chúng ở một chỗ cao, trên một chiếc kệ hoặc trên tủ đựng tách để nó tỏa sáng. Cũng có thể đặt hình phượng hoàng dọc theo bức tường phía Nam ngôi nhà hoặc treo trong góc phòng sinh hoạt gia đình. Nếu không tìm được tranh vẽ phượng hoàng, có thể treo một bức tranh của một con công hoặc một con gà trống để thay thế.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét